Tóc rụng sau mắc COVID-19 chỉ là tạm thời, nhưng căng thẳng về điều này có thể làm tình trạng rụng tóc thêm trầm trọng.
Bạn có biết rằng mỗi người rụng khoảng 50 đến 100 sợi tóc mỗi ngày? Từ những thay đổi nội tiết tố đến các tình trạng y tế khác nhau, chân tóc bị tụt xuống có thể được kích hoạt bởi nhiều lý do. Tuy nhiên, COVID-19 cũng đã được chứng minh là một bổ sung cho các nguyên nhân gây rụng tóc.
Rụng tóc nhiều ngay sau khi phục hồi từ COVID-19 đã nổi lên như một vấn đề phổ biến. Rất nhiều người phàn nàn về việc tóc bị rụng. Nguyên nhân chính xác vì sao COVID-19 gây rụng tóc vẫn chưa được giới khoa học giải thích. Tuy nhiên, rụng tóc không liên quan đến việc điều trị COVID-19. Thay vào đó, căng thẳng của bệnh tật được cho là kích hoạt giai đoạn rụng tóc, hay còn gọi là ‘Telogen Effluvium’.
Dimple Jangda, huấn luyện viên sức khỏe và chuyên gia thẩm mỹ Ấn Độ, người tích cực chia sẻ những hiểu biết của mình về các vấn đề sức khỏe khác nhau đã đăng một video bày tỏ quan điểm của mình về điều này.
Nhớ lại trải nghiệm của bản thân khi mắc COVID-19, Jangda viết trên Instagram của mình: ‘Tôi dương tính với COVID-19 không triệu chứng vào năm ngoái. Nhờ vào lối sống lành mạnh và các loại thảo mộc, tôi đã hồi phục. Nhưng thứ mà không ai báo trước cho tôi chính là Telogen Effluvium’.
Chia sẻ về tình trạng rụng tóc tồi tệ của mình, Jangda viết: ‘Tôi bị rụng tóc rất nhiều. Tai họa đó ập đến với tôi sau 3 tháng. Không cần phải nói, nó rất đáng sợ’.
Nguyên nhân nào khiến tóc rụng sau COVID-19?
Khi nhiễm COVID-19, tóc của bạn có thể bước vào giai đoạn rụng do bị sốc hoặc căng thẳng. Kết quả là, tóc rụng hàng loạt có thể xảy ra. Tuy nhiên, đó là tình trạng tạm thời và tóc có thể mọc lại.
Bạn có thể thực hiện một số giải pháp để duy trì mái tóc khỏe mạnh sau COVID-19.
Một số nghiên cứu cho rằng cũng giống như nhiều bệnh khác, COVID-19 có thể ngăn chặn việc sản xuất các tế bào và protein mới trong nang tóc. Do đó, tóc của bạn có thể bị rụng và thậm chí móng tay của bạn có thể bị giòn.
Tuy nhiên, một đoạn trích từ bài đăng của Jangda cho biết, tình trạng rụng tóc này xảy ra khi các nang tóc chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi, là do cơ thể tiêu dùng hết lượng sắt dự trữ để xây dựng lại các tế bào hồng cầu.
‘COVID-19 tấn công các tế bào mang oxy đến cơ thể bạn và gây ra thiệt hại đáng kể cho các tế bào hồng cầu. Cơ thể chuyển sang cơ chế tồn tại, kiệm ước chất dinh dưỡng và sắt dự trữ cho các cơ quan thiết yếu. Da và tóc của bạn là nơi cuối cùng nhận được bất kỳ dinh dưỡng nào, và trong tình huống này thì ít hơn nhiều’. Jangda cho biết thêm.
Giải pháp nào giúp tóc mọc trở lại?
Dimple Jangda đã chia sẻ một phương pháp khắc phục bằng keo xịt tóc tự làm và một số biện pháp phòng ngừa bạn có thể thực hiện nếu gặp phải tình trạng rụng tóc sau COVID-19.
– Từ bỏ lược và máy sấy tóc: Thông thường, máy sấy tóc được cho là nguyên nhân gây gãy rụng tóc, vậy vì sao lại phải mạo hiểm khi tóc bạn đang ở giai đoạn yếu nhất. Tóc của bạn không thể chải hay thậm chí là chạm nhẹ. Do đó, đừng cố chải đầu quá nhiều. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng gỡ chúng bằng ngón tay nếu cần.
Hạn chế tiêu dùng dầu gội nếu bạn đang bị rụng tóc.
– Tránh xa dầu gội và dầu xả: Chất tẩy rửa, sulphates và paraben trong dầu gội có thể gây hại cho tóc của bạn. Nghe có vẻ không mấy dễ chịu, nhưng bạn không nên gội đầu (ít nhất là không gội quá thường xuyên) khi bạn đang gặp phải tình trạng Telogen Effluvium.
– Tự làm keo xịt tóc để chống rụng tóc: Jangda gợi ý một loại keo xịt tóc tự làm để giữ cho mái tóc của bạn luôn sạch sẽ và tươi mới. Lấy một bó hương thảo và đun sôi với 1 lít nước trong 10 phút. Lọc nó, để nguội bớt và đổ chiết xuất hương thảo này vào bình xịt. Thêm một thìa cà phê giấm táo vào hỗn hợp này. Xịt nó lên da đầu của bạn 3-5 lần một ngày và để tóc khô tự nhiên. Giấm táo sẽ hoạt động như một chất tẩy rửa tự nhiên cho da đầu của bạn. Bài thuốc này sẽ giúp mọc lại toàn bộ tóc đã mất.